HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI [V.I. Lênin (1870–1924)] ----- TRONG CÁCH HỌC, PHẢI LẤY TỰ HỌC LÀM CỐT [Hồ Chí Minh (1890–1969)] ----- GIÁO DỤC LÀ LÀM CHO CON NGƯỜI TÌM THẤY CHÍNH MÌNH [Socrates (469–399 TCN)] ----- KIẾN THỨC CHỈ CÓ ĐƯỢC QUA TƯ DUY CỦA CON NGƯỜI [A. Einstein (1879–1954)] ----- HỌC TẬP LÀ HẠT GIỐNG CỦA KIẾN THỨC, KIẾN THỨC LÀ HẠT GIỐNG CỦA HẠNH PHÚC [Ngạn ngữ Gruzia] ----- TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH [F. Bacon] 

Di sản văn hóa xứ Thanh trên đường hội nhập và phát triển

Đăng lúc: 25/10/2023 (GMT+7)
100%

Biên mục: Di sản văn hóa xứ Thanh trên đường hội nhập và phát triển/Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa.- Thanh Hóa.: Thanh Hóa, 2018. - 132tr.; 27cm.

 

 

 

 

 

 Di sản văn hóa xứ Thanh trên đường hội nhập và phát triển.jpg

1.            THÔNG TIN TÀI LIỆU:

Tên sách: Di sản văn hóa xứ Thanh trên đường hội nhập và phát triển

Tác giả: Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa

Nơi xuất bản: Thanh Hóa

Nhà xuất bản: Thanh Hóa

Năm xuất bản: 2018

Số trang: 132 tr.

Từ khóa: Di sản văn hóa; Hội nhập; Thanh Hóa

Kí hiệu phận loại: 398.0959741

 2. TÓM TẮT:

         Xứ Thanh - vùng đất "địa linh nhân kiệt", nơi phát tích của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam, nơi tinh hoa văn hóa ngàn năm hội tụ vẫn luôn vinh dự và tự hào là "cái nôi" của nhiều lễ hội tiêu biểu, độc đáo gắn với di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng trong lịch sử dân tộc.

         Xuất phát từ ý tưởng giới thiệu với độc giả xa gần về một vùng đất của Việt Nam: Xứ Thanh với những di sản văn hóa phong phú và đa dạng để góp phần bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, từ năm 2000, Bảo tàng Thanh Hóa đã tổ chức biên soạn bộ sách “Di tích và thắng cảnh Thanh Hóa” và xuất bản được 02 tập. Đến năm 2002, Ban Quản lý di tích và Danh thắng Thanh Hóa được thành lập, công việc biên soạn bộ sách này được tập thể cán bộ của Ban tiếp tục thực hiện. Đến nay 12 tập của bộ sách đã lần lượt được xuất bản, phát hành và nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu, cán bộ trong và ngoài ngành đọc…

         Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2016, Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa tiếp tục tổ chức biên soạn “Di sản văn hóa xứ Thanh trên đường hội nhập và phát triển” tập II như một sự tiếp nối nhằm cập nhật một số văn bản pháp lý về di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, tri thức mới về di sản văn hóa Thanh Hóa, con đường và định hướng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.

         Cuốn sách bao gồm 2 phần:

               Phần thứ nhất: Di sản văn hóa phi vật thể

               Phần thứ hai:   Di sản văn hóa vật thể

        Các di sản văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của xứ Thanh là những bằng chứng vật chất và tinh thần, giúp hậu thế hiểu rõ về cội nguồn, truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hóa của dân tộc mình. Trong niềm vinh dự và tự hào ấy, mỗi thế hệ người dân Xứ Thanh càng phải nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong việcbảo tồn và phát huy di sản văn hóa của quê hương mình.

                                                                     Tác giả: Trung tâm Thông tin - Thư viện