HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI [V.I. Lênin (1870–1924)] ----- TRONG CÁCH HỌC, PHẢI LẤY TỰ HỌC LÀM CỐT [Hồ Chí Minh (1890–1969)] ----- GIÁO DỤC LÀ LÀM CHO CON NGƯỜI TÌM THẤY CHÍNH MÌNH [Socrates (469–399 TCN)] ----- KIẾN THỨC CHỈ CÓ ĐƯỢC QUA TƯ DUY CỦA CON NGƯỜI [A. Einstein (1879–1954)] ----- HỌC TẬP LÀ HẠT GIỐNG CỦA KIẾN THỨC, KIẾN THỨC LÀ HẠT GIỐNG CỦA HẠNH PHÚC [Ngạn ngữ Gruzia] ----- TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH [F. Bacon] 

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp Việt Nam

Đăng lúc: 06/01/2023 (GMT+7)
100%

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp Việt Nam/Phạm Văn Ba, Nguyễn Thị Báo, Vũ Công Giao (ch.b).- H.:Hà Nội, 2015. - 335tr.; 24cm.

 

      Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc gắn liền với mục tiêu bảo vệ quyền tự quyết thiêng liêng, cao quý của dân tộc làm tiền đề tôn trọng, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam. Vì vậy, ngay khi nhà nước Việt Nam ra đời, các quyền con người đã được khẳng định rõ trong Hiến pháp, văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng, đạo luật cơ bản của Nhà nước. Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, việc các quốc gia tiếp tục nhấn mạnh ý tưởng nhân quyền trong đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý tối cao của nhà nước là Hiến pháp được coi như là một yêu cầu tất yếu, khách quan, là nền tảng lý luận cho những cái tổ toàn diện và ở cấp độ cao nhất của thượng tầng kiến trúc của nhà nước và pháp luật.

        Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là trung tâm quốc gia đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý cao cấp, cán bộ khoa học lãnh đạo chính trị của hệ thống chính trị; trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh…. Nhằm góp phần vào công tác tuyên truyền thành tựu đảm bảo quyền con người mà cụ thể là thành tựu lập pháp vì quyền con người của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Văn phòng Thường trực về nhân quyền đã biên soạn cuốn sách “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp Việt Nam”. Cuốn sách được kết cấu thành những phần chính sau:

          Mở đầu: Giới thiệu tóm tắt về những yêu cầu khách quan dẫn đến sự ra đời của cuốn sách

           Phần I: Quan hệ giữa Hiến pháp và quyền con người

           Phần II: Chế định quyền con người trong Hiến pháp các nước trên thế giới

         Phần III: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam trước năm 2013

         Phần IV: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013

          Phần V: Thực thi chế định quyền con người và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013

      

Tác giả: Trung tâm Thông tin - Thư viện