HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI [V.I. Lênin (1870–1924)] ----- TRONG CÁCH HỌC, PHẢI LẤY TỰ HỌC LÀM CỐT [Hồ Chí Minh (1890–1969)] ----- GIÁO DỤC LÀ LÀM CHO CON NGƯỜI TÌM THẤY CHÍNH MÌNH [Socrates (469–399 TCN)] ----- KIẾN THỨC CHỈ CÓ ĐƯỢC QUA TƯ DUY CỦA CON NGƯỜI [A. Einstein (1879–1954)] ----- HỌC TẬP LÀ HẠT GIỐNG CỦA KIẾN THỨC, KIẾN THỨC LÀ HẠT GIỐNG CỦA HẠNH PHÚC [Ngạn ngữ Gruzia] ----- TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH [F. Bacon] 

Pháp luật bảo vệ người tố cáo hành chính ở Việt Nam

Đăng lúc: 09/02/2023 (GMT+7)
100%

Pháp luật bảo vệ người tố cáo hành chính ở Việt Nam/ Mai Văn Duẫn.-H.:Khoa học xã hội,2022.- 284tr. 21cm

 

      Tố cáo và giải quyết tố cáo có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong quản lý xã hội. Tố cáo là một trong những kênh tông tin giúp nhà nước phát hiện, phòng ngừa và xử lý các hành vi gian lận, tiêu cực, tham nhũng…Thực tiễn cho thấy, tố các các biểu hiện vi phạm pháp luật những người có cức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ, nhiệm vụ mang tính quyền lực nhà nước cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác là việc làm đầy thách thức. Nó đòi hỏi người tố cáo phải thực sự gan dạ, dũng cảm…Bên cạnh đó người tố cáo còn bị ảnh hưởng tiêu cực từ dư luận xã hội, bạn bè, người thân…thậm chí họ có thể bị kiện vì vi phạm quy định bảo mật thông tin hoặc bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác.

       Từ thực tế trên cho thấy việc bảo vệ người tố cáo là rất cần thiết. về khía cạnh này trong hệ thống chính sách, pháp luật về tố cáo và bảo vệ người tố cáo còn nhiều hạn chế, bất cập….thực tế đó đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ người tố cáo, để người tố cáo yên tâm thực hiện quyền tố cáo.

      Từ những lý do trên, cuốn sách Pháp luật bảo vệ người tố cáo hành chính ở Việt Nam đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của hệ thống pháp luật về bảo vệ người tố cáo; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam về pháp luật bảo vệ người tố cáo; đặc biệt chú trọng phân tích những bất cập, hạn chế của hệ thống pháp luật và thực hiện pháp luật bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam; từ đó đề xuất những sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo theo hướng hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, điều kiện thực tế của Việt Nam, đồng thời phù hợp với pháp luật, thông lệ quốc tế.

Tác giả: Trung tâm Thông tin - Thư viện