HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI [V.I. Lênin (1870–1924)] ----- TRONG CÁCH HỌC, PHẢI LẤY TỰ HỌC LÀM CỐT [Hồ Chí Minh (1890–1969)] ----- GIÁO DỤC LÀ LÀM CHO CON NGƯỜI TÌM THẤY CHÍNH MÌNH [Socrates (469–399 TCN)] ----- KIẾN THỨC CHỈ CÓ ĐƯỢC QUA TƯ DUY CỦA CON NGƯỜI [A. Einstein (1879–1954)] ----- HỌC TẬP LÀ HẠT GIỐNG CỦA KIẾN THỨC, KIẾN THỨC LÀ HẠT GIỐNG CỦA HẠNH PHÚC [Ngạn ngữ Gruzia] ----- TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH [F. Bacon] 

Giới thiệu sách: Một số điểm đến du lịch, lễ hội và làng nghề Thanh Hóa

Đăng lúc: 22/06/2023 (GMT+7)
100%

Một số điểm đến du lịch, lễ hội và làng nghề Thanh Hóa/ Nguyễn Hữu Ngôn. - Thanh Hóa.: Nxb Thanh Hóa, 2015. - 246tr. ; 21cm.

 
 

Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, Thanh Hóa không chỉ là vùng đất cổ, một trong những cái nôi của văn hóa dân tộc, quê hương của các anh hùng sáng nghiệp, nơi sinh ra những danh nhân mà tên tuổi sự nghiệp còn lưu danh muôn thuở. Thanh Hóa còn là vùng có những đặc điểm địa lý lịch sử - nhân văn, địa chính trị chiến lược quan trọng, là hậu phương vững chắc của các cuộc kháng chiên đánh đuổi quân xâm lược, góp phần tô thắm truyền thống lịch sử văn hiến hào hùng của dân tộc.

            Trong dòng chảy văn hóa Việt Nam, Thanh Hóa luôn có những đóng góp quan trọng, góp phần vừa làm giàu và tô đậm thêm bản sắc văn hóa dân tộc, vừa thể hiện sắc thái, diện mạo xứ Thanh.
            Cuốn sách “Một số điểm đến du lịch, lễ hội và làng nghề Thanh Hóa” giới thiệu về những địa danh du lịch, lễ hội và làng nghề tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa như:

Thành Nhà Hồ, tòa thành lũy bằng đá hiếm hoicông trình kiến trúc độc đáo còn sót lại trên thế giới và cũng là điểm du lịch rất được yêu thích; Lam Sơn nơi có văn bia Vĩnh Lăng ghi lại sự nghiệp và công trạng của hoàng đế Lê Thái Tổ người đã lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi; Đền Tép: ngôi đền được dựng lên để tưởng niệm Trung túc vương Lê Lai - một dũng tướng Lam Sơn đã liều mình cứu chúa để khởi nghĩa Lam Sơn có cơ hội đi đến ngày toàn thắng. Tiếp đến là giới thiệu về những làng học hành khoa cử nổi tiếng xứ Thanh như: làng Nguyệt Viên, Bảng môn đình Hoằng; và không thể  không giới thiệu những nghề thủ công truyền thống đã nổi tiếng từ lâu: Nghề đục đá núi Nhồi, nghề đúc đồng Trà Đông, nghề rèn Tất Tác, nghề mộc Đạt Tài, nghề làm men Quảng Xá… Và cũng không thể thiếu các vùng văn hóa truyền thống tiêu biểu như; làng ca trù,làng trò Xuân Phả; cùng những lễ hội đặc sắc của các vùng quê như lễ hội đền Bà Triệu, lễ hội làng Quỳ Chữ và cuối cùng là miền ẩm thức xứ Thanh: nền ẩm thực vừa có nét chung với ẩm thực dân tộc, vừa có những khác biệt phản ánh những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, văn hóa bản địa, tài năng, sự khéo léo, sáng tạo của các thế hệ người dân Thanh Hóa.

 Cuốn sách như một cẩm nang du lịch mà tác giả Nguyễn Hữu Ngôn mang đến cho du khách với nhiều nét hấp dẫn, quyến rũ góp phần tô đậm bản sắc văn hóa xứ Thanh - vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có bề dày lịch sử và là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa vât chất, tinh thần độc đáo


                                               Tác giả: Trung tâm Thông tin - Thư viện