HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI [V.I. Lênin (1870–1924)] ----- TRONG CÁCH HỌC, PHẢI LẤY TỰ HỌC LÀM CỐT [Hồ Chí Minh (1890–1969)] ----- GIÁO DỤC LÀ LÀM CHO CON NGƯỜI TÌM THẤY CHÍNH MÌNH [Socrates (469–399 TCN)] ----- KIẾN THỨC CHỈ CÓ ĐƯỢC QUA TƯ DUY CỦA CON NGƯỜI [A. Einstein (1879–1954)] ----- HỌC TẬP LÀ HẠT GIỐNG CỦA KIẾN THỨC, KIẾN THỨC LÀ HẠT GIỐNG CỦA HẠNH PHÚC [Ngạn ngữ Gruzia] ----- TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH [F. Bacon] 

Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy

Đăng lúc: 25/10/2023 (GMT+7)
100%

Biên mục: Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy / Nguyễn Đức Tồn. - Tái bản có chỉnh lý và bổ sung. - H. : Từ điển Bách khoa, 2010. - 635tr. : bảng, sơ đồ ; 21cm

 

24656_31114 (1).jpg

  1. THÔNG TIN TÀI LIỆU:

Tên sách: Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy

Tác giả: Nguyễn Đức Tồn

Nơi xuất bản: Hà Nội

Nhà xuất bản: Từ điển Bách Khoa

Năm xuất bản: 2010

Số trang: 653 tr.

Từ khóa: Văn hóa; Dân tộc: Ngôn ngữ; Tư duy

2. TÓM TẮT

       Cuốn sách Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy là công trình đi theo hướng nghiên cứu lí thuyết tâm lí ngôn ngữ học tộc người - một lĩnh vực chuyên môn đang có sức cuốn hút mạnh mẽ sự quan tâm của các nhà khoa học thế giới và trong nước. Cuốn sách đã tập trung đi sâu vào một lĩnh vực có tính thời sự đặc biệt. Đó là đặc trưng văn hoá – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy tộc người bao gồm các vấn đề về đặc trưng văn hoá – dân tộc của sự phạm trù hoá và định danh thế giới khách quan của ngữ nghĩa và tư duy ngôn ngữ ở người Việt, có so sánh với những dân tộc khác, trên cơ sở khảo sát một số trường và nhóm từ vựng - ngữ nghĩa cơ bản.

      Nội dung cơ bản gồm 5 chương:

      Chương I. Khái quát về văn hóa và phương pháp nghiên cứu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy.

     Chương II. Đặc trưng văn hóa - dân tộc của sự “phạm trù hóa hiện thực” và “bức tranh ngôn ngữ của thế giới”.

       Chương III. Đặc trưng văn hóa - dân tộc của định danh ngôn ngữ.

       Chương IV. Đặc trưng văn hóa - dân tộc trong ý nghĩa của từ.

       Chương V. Đặc trưng văn hóa - dân tộc của tư duy ngôn ngữ. 

      Đặc biệt, cuốn sách còn có ý nghĩa không nhỏ đối với việc tìm hiểu và xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của đảng để góp phần vào sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.

Tác giả: Trung tâm Thông tin - Thư viện